Cách khắc phục tình trạng nhân viên nhảy việc đứng núi này trông núi nọ

Trên đây là những kỹ năng không chỉ riêng các nhà quản lý nhân sự mới cần trang bị mà tất cả các nhà làm công tác quản lý nói chung cần phải biết để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp về nguồn nhân lực diễn ra liên tục đặc biệt tại các công ty tầm cỡ trên thế giới. Để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng các chế độ đãi ngộ khác luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm.

Chuyên gia nhân sự cao cấp của Nissan cho biết :” Chúng tôi luôn tâm niệm rằng một nhân viên có tinh thần trách nhiệm và luôn cống hiến cho Nissan có thể đánh giá bằng 10 nhân viên có năng lực nhưng không gắn bó với chúng tôi. Từ điều này dẫn đến làm công tác nhân sự chúng tôi tập trung vào việc thu hút và giữ chân nhân tài. Bên cạnh các công việc thuần túy: chấm công, xây dựng thang bảng lương, tuyển dụng nhân viên mới, các chính sách về bảo hiểm, đánh giá lào động…mà vị trí của một chuyên viên nhân sự đòi hỏi một người cần có cái nhìn tổng quát trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên với công ty. Ngoài kiến thức về nhân sự các nhà quản trị nhân sự cần có các kiến thức khác về quản trị doanh nghiệp, luật…để đảm nhận tốt vai trò của mình trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp”.

Dưới đây là những bí quyết giúp khắc phục tình trạng nhân viên đứng núi này trông núi nọ:

Hãy quan tâm đến nhân viên ngay ngày đầu tiên nhận việc

Rất nhiều người quan niệm rằng, ngày đầu tiên đến làm việc trưởng phòng nhân sự/ chuyên viên nhân sự chỉ cần dẫn nhân viên mới đi một vòng giới thiệu với các phòng ban trong công ty. Chưa kể tại nhiều công ty nhân viên mới thường được “nhét” tạm vào một chỗ trống nào đó trong văn phòng, phòng hành chính lúc này mới bắt đầu thực hiện công việc của mình: tìm chỗ ngồi, mua máy tính, văn phòng phẩm cho nhân viên… Điều này tạo cho nhân viên mới cảm giác mình không được coi trọng và cách làm của doanh nghiệp là thiếu chuyên nghiệp.

Theo Mary Spencer, cán bộ phụ trách nhân sự tại một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia chuyên về dịch vụ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực tại Anh, việc đón nhân viên mới vào công ty là một công việc vô cùng quan trọng.” Tôi có nghiên cứu một số tài liệu, trong đó nói rằng, ấn tượng tốt đẹp trong ngày đầu tiên làm việc sẽ là một yếu tố giữ chân nhân viên ở lại với công ty sau này. Và việc chuẩn bị đón nhân viên một cách chu đáo sẽ thôi thúc họ cố gắng hết mình để bắt kịp tính chuyên nghiệp của công ty”, Mary cho biết.

Do đặc thù của công ty nên hàng năm công ty của Mary luôn nhận nhân viên mới. Ngay khi có câu trả lời đến làm việc của người được mời, bộ phận nhân sự sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị mọi thứ, từ sắp xếp chỗ ngồi, trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, chuẩn bị in danh thiếp cho nhân viên, tạo hộp thư cá nhân, điện thoại di động cho nhân viên telesale hay những nhân viên mới ở cấp độ phó phòng.

Ấn tượng đầu tiên khi nhân viên đến công ty của Mary là trên bàn làm việc của họ đã để sẵn một lá thư chào mừng của tổng giám đốc, trong đó có nêu rõ tôn chỉ , các quyền lợi cũng như triển vọng, lộ trình công danh khi nhân viên đến làm việc gắn bó với công ty. Nhân viên mới được phổ biến các nội quy, quy định của công ty cũng như các hướng dẫn khác. “Một khi đã thẳng thắn chỉ cho nhân viên biết điều gì họ được khuyến khích làm, điều gì không nên làm ngay từ buổi đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng việc quản lý sau này sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn cho cả công ty và người lao động”. Mary phân tích.

Khắc phục tình trạng nhân viên nhảy việc đứng núi này trông núi nọ

Nhân viên phải hiểu rõ vị trí, công việc của mình

Hãy để nhân viên của bạn biết rằng, nếu họ làm việc tốt họ sẽ được khen ngợi hoặc được xem xét chuyện tăng lương, thưởng hoặc thăng tiến nghề nghiệp. Đừng quá khắt khe khi kiểm soát công việc của họ. Hãy để họ tự thể hiện bản thân theo phong cách của họ, miến là kết quả cuối cùng họ có hoàn thành công việc họ phải làm không.

Hãy để nhân viên mới nhìn thấy sự quan tâm từ bạn

Việc ứng xử với nhân viên là rất quan trọng đối với một nhà quản trị nhân sự. Nhà quản lý giỏi là người biết phát huy mọi năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của các nhân viên. Bên cạnh đó nhà quản lý phải biết đồng cảm và nắm bắt tâm lý của họ.

Để khắc phục tình trạng nhân viên đứng núi này trông núi nọ hãy trở thành một nhà quản lý biết lắng nghe, thường xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên, thường xuyên lắng nghe và tham khảo các ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin kinh doanh với nhóm nhân viên để họ thấy mối liên hệ giữa công việc của họ với kết quả công ty đang đạt được.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất giải trí tại công ty trong những dịp đặc biệt cũng là cách tạo ra môi trường thân thiện để mọi người có thể thoải mái trong văn phòng và cơ hội để cho các nhân viên có thời gian tìm hiểu về đình và cuộc sống riêng tư của đồng nghiệp.

Trên đây là những kỹ năng không chỉ riêng các nhà quản lý nhân sự mới cần trang bị mà tất cả các nhà làm công tác quản lý nói chung cần phải biết để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *